Giới thiệu về Sucrose Este of Fatty acid
09/10/2023Giới thiệu về Sodium Alginate
11/10/2023Gum arabic (GA) hay Acacia Gum là một chất dịch tiết ra từ cây Acacia senegal và Acacia seyal, thuộc họ Leguminsae. Nó là một dị thể polysaccharide phức tạp, phân nhánh, trung tính hoặc hơi axit bao gồm β – D – galactopyranosyl liên kết 1,3. Larabinose, L – rhamnose và axit D – glucuronic cũng được phát hiện là thành phần của polyme này. Gum arabic có các chuỗi bên bao gồm từ hai đế năm đơn vị gồm β – D – galactopyranosyl liên kết 1,3; nối với chuỗi chính bằng liên kết 1,6. Gum arabic thu được từ nhựa khô ở dạng khối trong suốt, làm sạch tạp chất, nghiền nhỏ hoặc nghiền thành bột và xuất khẩu sang các nước phương Tây.
Tên quốc tế: Gum arabic
Chỉ số quốc tế: E 414 (INS 414)
Table of Contents
Toggle1. Tính chất
Độ axit và pH: Thành phần chính của gum arabic là arabian (chất axit), khi phân hủy sẽ tạo ra arabinose nên dung dịch gum arabic có tính axit nhẹ, độ pH trong khoảng 4 – 5.
Độ hòa tan: Gum arabic là một trong những loại hydrocolloid tự nhiên nhờ khả năng hòa tan cao trong nước và có thể tạo ra dung dịch có nồng độ lên tới 60%. Gum arabic có khả năng hòa tan trong nước nóng và lạnh. Gum arabic không tan trong dầu và trong hầu hết các dung môi hữu cơ và hòa tan trong dung dịch ethanol.
Khả năng giữ nước: Gum arabic có khả năng giữ nước cao, mang lại kết cấu mịn cho sản phẩm đông lạnh bằng cách ức chế sự hình thành tinh thể đá.
Độ nhớt: Gum arabic có độ nhớt thấp. Độ nhớt của gum arabic phụ thuộc vào pH và nồng độ muối.
2. Ứng dụng
Trong thực phẩm:
Gum arabic chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp bánh kẹo, nơi nó có thể được kết hợp trong nhiều loại sản phẩm. Gum arabic được sử dụng trong bánh mì để cải thiện cấu trúc, giúp bánh mềm hơn và có độ đàn hồi cao. Ngăn chặn sự kết tinh của sucrose, cung cấp sự giải phóng hương vị có kiểm soát và làm chậm sự tan chảy trong miệng. Giúp cho các viên kẹo dễ tan trong miệng nhưng không bám vào răng. Ngoài ra, gum arabic được sử dụng như một chất thay thế đường làm chất ngọt nhân tạo, hay một chất nhũ hóa để phân bố đồng đều chất béo lên toàn bộ sản phẩm.
Gum arabic còn được sử dụng rộng rãi trong nước giải khát với vai trò như một chất nhũ hóa trong điều kiện axit và độ hòa tan cao. Gum arabic được sử dụng như một nguồn chất xơ hòa tan trong đồ uống có hàm lượng calo thấp.
Nhờ khả năng hòa tan trong nước cao, độ nhớt và đặc tính nhũ hóa thấp được sử dụng trong súp và món tráng miệng. Gum arabic được sử dụng để ngăn chặn sự đông đặc trong các loại thức ăn dành cho vật nuôi.
Trong vi bao, gum arabic được sử dụng để vi bao chất béo, vì chúng có khả năng tạo màng, ngăn ngừa sự hư hỏng và hạn chế mất đi các chất dễ bay hơi.
Trong dược phẩm: Gum arabic được sử dụng làm chất tạo huyền phù, chất nhũ hóa, chất kết dính trong dạng viên và thuốc ở dạng si-rô.
Trong mỹ phẩm: Gum arabic có chức năng như chất ổn định trong kem dưỡng da và kem chống nắng giúp tạo cảm giác mịn màng. Nó còn được sử dụng làm chất kết dính trong phấn má hồng, làm chất ổn định bọt trong xà phòng ở dạng lỏng.
Trong ngành dệt may: Gum arabic được sử dụng làm chất làm đặc trong bột nhão in để tạo màu cho vải dệt kim.
Với những ứng dụng trên có thể thấy gum arabic là một phụ gia đa năng, được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực trong ngành công nghiệp.
3. Quy định về liều lượng sử dụng
Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) công bố liên quan đến tính an toàn của gum arabic rằng “Không có tác dụng phụ nào được báo cáo trong các nghiên cứu về khả năng gây ung thư và mãn tính ở liều cao nhất được thử nghiệm và không có mối lo ngại nào về độc tính di truyền”. Hội đồng EFSA kết luận rằng “Không cần có lượng tiêu thụ hằng ngày (ADI) được chấp nhận đối với phụ gia Gum arabic (E 414). Tuy nhiên hãy duy trì liều lượng tối đa hằng ngày khoảng 30 g mỗi ngày, vì trong hầu hết các sản phẩm gum arabic chỉ được sử dụng ở liều lượng từ 1 đến 10 g.
4. Tài liệu tham khảo
Prasad. 2022. Gum arabic–A versatile natural gum: A review on production, processing, properties and applications. Industrial Crops and Products, 187, 115304.
Patel. 2015. Applications of natural polymer gum arabic: a review. International Journal of Food Properties, 18(5), 986-998.
Williams. 2021. Gum arabic. In Handbook of hydrocolloids (pp. 627-652). Woodhead Publishing.
Mariod. 2018. Functional properties of gum Arabic. In Gum Arabic (pp. 283-295). Academic Press.