
4 CHẤT ỔN ĐỊNH NƯỚC GIẢI KHÁT PHỔ BIẾN
15/05/2024
Ứng dụng màu Caramel E150
25/06/2024
Table of Contents
ToggleLịch sử sử dụng màu Caramel
Phẩm màu Caramel đã được sử dụng trong thực phẩm hơn 1 thế kỷ. Màu Caramel đã được quy định là chất tạo màu phụ gia tại Hoa Kỳ từ những năm 1940. năm 1958, chúng được đưa vào danh sách các chất công nhận là an toàn của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm). Năm 1963, FDA liệt kê màu caramel là chất tạo màu được miễn chứng nhận vĩnh viễn (không cần FDA xem xét hoặc phân tích tất cả các lô hàng mới sản xuất). FDA không quy định bất kỳ giới hạn nào trong việc sử dụng.
Caramel là màu gì
Chất tạo màu Caramel được sử dụng trong nền sản xuất đồ ăn và nước giải khát ở dạng lỏng hoặc bột để có thể tạo tông màu đỏ đến nâu đen cho sản phẩm. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong một số lĩnh vực khác như mỹ phẩm, dược phẩm và đồ ăn cho động vật.
Caramel được sản xuất như thế nào? Caramel được sản xuất khi gia nhiệt carbohydrates trong điều kiện kiểm soát nhiệt độ (Caramelization) và tùy vào nguyên liệu sử dụng trong sản xuất mà sẽ chia caramel thành 4 nhóm: Nhóm I – Plain Caramel, Nhóm II – Sulfite Caramel, nhóm III – Ammonia Caramel và nhóm IV – Sulfite Ammonia Caramel.
Chất tạo màu Caramel có mùi đường cháy và vị dễ chịu, khi ăn sẽ cảm thấy vị hơi đắng. Tuy nhiên, chúng sẽ không làm thay đổi hương vị đặc trưng của sản phẩm cuối cùng.
Mã CAS: 8028-89-5
Số EINECS: 232-435-9
Phân loại, tông màu và ứng dụng của Caramel
Tùy nguyên liệu sử dụng trong quy trình mà caramel sẽ được chia thành 4 nhóm
- Nhóm I: acid và kiềm, không chứa sulphite và/hoặc ammonium
- Nhóm II: Acid, kiềm và Sulphite (không chứa ammonium)
- Nhóm III: Acid, kiềm và ammonium (không chứa sulphite)
- Nhóm IV: Acid, kiềm và chứa cả Sulphite và ammonium
Chất tạo màu Caramel Nhóm I – E150a – Plain Caramel
Phẩm màu Caramel nhóm I, còn tên gọi khác như Plain caramel, Caustic caramel và Spirit caramel, được biết đến với hậu vị đậm đà và hương thơm nhẹ nhàng. Với màu sắc từ vàng đến đỏ, ổn định trong môi trường rượu, tannin và muối, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng trong ngành công nghiệp đồ uống.
Đặc biệt, phẩm màu Caramel 150a, tan trong nước được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm nước giải khát. Loại phẩm màu này không chỉ giúp tăng cường màu sắc cho sản phẩm mà còn duy trì sự ổn định và hương vị đặc trưng, làm nổi bật các sản phẩm như whisky, rượu mùi và các loại nước chanh. Tham khảo sản phẩm màu Caramel nhóm I tại đây.
Caramel Nhóm II – E150b – Caustic sulphite caramel
Màu Caramel nhóm II – Caustic sulphite caramel – là một loại phẩm màu đặc biệt với hương vị nhẹ và mùi thơm, mang đến tông màu đỏ đặc trưng. Loại phẩm màu này nổi bật với độ ổn định tốt trong môi trường rượu, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Với khả năng tan trong nước và màu sắc từ nâu đỏ đến đỏ sẫm, caustic sulphite caramel thường được sử dụng trong các loại nước giải khát như rượu vang, rum, và một số loại bánh nhẹ cũng như thức ăn nhẹ có hàm lượng acid cao.
Caramel nhóm III – E150c – Ammonia Caramel
Phẩm màu Caramel nhóm III còn tên gọi khác là Ammonia caramel, hay còn được biết đến với các tên gọi khác như baker’s caramel, confectioner’s caramel, và beer caramel, một loại phẩm màu có hương thơm ngọt ngào và màu nâu đỏ đặc trưng. Loại phẩm màu này nổi bật với độ ổn định trong môi trường giàu rượu và muối, làm cho nó trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm.
Với khả năng tan trong nước và màu nâu đỏ đậm, ammonia caramel thường được sử dụng trong các sản phẩm bia và các loại nước sốt. Phẩm màu này không chỉ giúp tăng cường màu sắc cho sản phẩm mà còn duy trì hương vị và độ ổn định của chúng, đảm bảo chất lượng và sự hấp dẫn của sản phẩm cuối cùng. Tham khảo sản phẩm màu Caramel nhóm III tại đây.
Caramel nhóm IV – E150d – Sulphite Ammonia Caramel
Phẩm màu Caramel nhóm IV còn tên gọi khác là Sulfite ammonia caramel, acid-proof caramel hoặc soft-drink caramel, là một loại phẩm màu với hương vị và mùi thơm rất nhẹ, màu nâu sẫm phong phú. Loại phẩm màu này nổi bật với độ ổn định cao trong môi trường rượu, tannin và giàu acid, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho nhiều sản phẩm thực phẩm và đồ uống.
Với khả năng tan trong nước và màu nâu đen đặc trưng, sulfite ammonia caramel thường được sử dụng trong cà phê, đồ uống và các loại bánh…
Tham khảo sản phẩm màu Caramel nhóm IV tại đây.
Cách sản xuất Caramel
Nguyên liệu
Tất cả bốn loại caramel đều được sản xuất bằng cách xử lý nhiệt (phản ứng Caramel) carbohydrate. Nguyên liệu của quá trình là các chất tạo ngọt dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn thực phẩm, gồm glucose, fructose, đường nghịch đảo và/hoặc các polyme của chúng như syrup glucose, sucrose hoặc đường nghịch đảo hay dextrose. Để thúc đẩy quá trình và tạo ra được cường độ màu tốt hơn thì sẽ sử dụng thêm acid, kiềm hoặc muối đạt tiêu chuẩn thực phẩm với lượng phù hợp GMP.
Các chất được dùng trong việc sản xuất
- Nguyên liệu: glucose, fructose, đường nghịch đảo và/hoặc polymer của chúng như syrup glucose, sucrose hoặc đường nghịch đảo, và dextrose.
- Acids: Sulphuric, citric, phosphoric hoặc carbonic acid.
- Kiềm: Ammonium, Sodium, potassium hoặc Calcium hydroxides hoặc hỗn hợp của chúng.
- Muối: carbonate, hydrogen carbonates, sulphates, ammonium, sodium, potassium hoặc calcium phosphate.
- Ammonium: ammonium hydroxide, ammonium carbonate và ammonium hydrogen carbonate, ammonium phosphate, ammonium sulphate, ammonium sulphite and ammonium hydrogen sulphite
- Sulphite: sulphurous acid, potassium, sodium and ammonium sulphites and hydrogen sulphites
Quy trình
- Xác định nhóm Caramel: Việc lựa chọn nhóm caramel để sản xuất sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguyên liệu carbohydrate, acid, kiềm…Vì mỗi nhóm sẽ có tính chất và tông màu tạo ra khác nhau.
- Sau khi quyết định được, sẽ tiến hành nạp đường vào các bồn chứa để tiến hành gia nhiệt. Đối với các loại caramel có độ nhớt thấp, thì hệ thống được sử dụng sẽ là nhiệt độ và áp suất cao. Nhưng đối với các loại độ nhớt cao như nhóm III dùng cho nước tương thì không sử dụng hệ thống nấu áp suất. Trong quá trình nấu, thì các chất xúc tác sẽ được canh để thêm vào đúng thời điểm để đạt được chất lượng tốt nhất. Khi ra thành phẩm thì các chất xúc tác sẽ không còn trong sản phẩm cuối.
- Khi nấu xong, sản phẩm sẽ được làm nguội và lọc để đảm bảo chất lượng và độ đồng nhất. Sau đó, sẽ được đóng gói hoặc sấy khô thành dạng bột.
Hai phản ứng tạo nâu cho màu caramel: Caramel và Maillard. Màu caramel nhóm I, được tạo bằng cách sử dụng quá trình caramel hóa. Bên cạnh đó, màu caramel nhóm II, III và IV sử dụng cả hai phản ứng là Caramel và Maillard để đạt được màu tối và độ ổn định cao hơn.
Màu caramel có ăn được không?
Màu Caramel ăn được không? Màu caramel có an toàn khi ăn? Có, đây là chất tạo màu đã được chấp nhận bởi FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), EFSA (Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu), JECFA (Ủy ban Chuyên gia Quốc tế về Phụ gia Thực phẩm) và nhiều nhà khoa học khác.
Màu caramel có độc không? Khi nhắc đến màu Caramel thì người ta thường sẽ lo ngại về một chất đó là 4-MEI (4-methylimidazole). Chất này xuất hiện trong màu caramel nhóm III (Ammonia Caramel) và Caramel nhóm IV (Sulphite Ammonia Caramel). Vì 4-MEI sẽ xuất hiện do quá trình phản ứng phức tạp của ammonia và đường khử.
Hiện tại, các cơ quan có thẩm quyền vẫn luôn nghiên cứu và theo dõi việc màu Caramel có gây độc đến sức khỏe con người không. Trong bài báo cáo Coca Cola có ghi nếu bạn sử dụng hơn 1000 lon nước một ngày thì sức khỏe sẽ có biểu hiện không tốt liên quan tới 4-MEI.
FAQ về Caramel (Một số câu hỏi thường gặp về Caramel E150)
1.Màu Caramel là gì? Màu Caramel hay còn được gọi là Caramen hay E150 là một phụ gia trong thực phẩm được bổ sung vào để cải thiện hay tạo màu cho sản phẩm.
2.Màu Caramel có độc không? Hiện vẫn chưa có ghi nhận các báo cáo về độc tính của Caramel đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người lo lắng về một số chất có trong caramel sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
3.Màu Caramel sử dụng trong thực phẩm nào? Màu caramel được dùng trong rất nhiều thực phẩm từ đồ ăn đến đồ uống như: cà phê, rượu, bánh, kẹo…
4.Lí do sử dụng màu Caramel? Dùng màu caramel để có thể cải thiện màu sắc cho sản phẩm vì sau khi chế biến sản phẩm không đạt màu như mong muốn. Một phần nữa vì màu caramel khi bổ sung sẽ không ảnh hưởng đến vị của sản phẩm.
5.Chỗ bán màu caramel? Màu Caramel đang được Vitachem phân phối tại Việt Nam. Để biết thêm chi tiết có thể liên hệ tại đây:
Hotline (+84)28 2211 2040 (T2-T7 giờ hành chính)
Zalo (+84) 977 183 639/ (+84) 912 908 040/ (+84) 916 318 040
Email: sales1@vitachem.com.vn
Fanpage Vitachem: https://www.facebook.com/vitachem.vn
6.Có mấy loại màu Caramel? Màu Caramel có 4 loại, là nhóm I, nhóm II, nhóm III và nhóm IV. Có số INS/E tương ứng là E150a, E150b, E150c, E150d.
7.Bột màu Caramel tan trong nước không? Có, các nhóm của phẩm màu Caramel đều có thể tan trong nước.
8.Màu Caramel có màu gì? Tùy thuộc vào nhóm Caramel mà sẽ có sự thay đổi tông màu. Nhóm I (vàng đến nâu đỏ), nhóm II (vàng – nâu đỏ trầm), nhóm III (nâu nhạt – nâu đỏ trầm) và nhóm IV (nâu nhạt đến nâu đen đậm). Bạn có thể đọc lại phần phân loại để xem rõ được tông màu.
9.Người ăn chay có dùng được màu caramel không? Được, vì trong quá trình sản xuất không sử dụng nguồn nguyên liệu từ động vật.
10.Caramel có mấy loại trên thị trường? Trên thị trường, có 2 loại là dung dịch và dạng bột.
Nguyên tắc khi sử dụng
Theo nhiều báo cáo, Caramel không có độc tính tuy nhiên chúng vẫn sẽ mang thêm nhiều nguy cơ tiềm ẩn nếu sử dụng vượt quá hàm lượng quy định của chính phủ. Cho nên khi sử dụng màu caramel cần phải tuân thủ quy định của nhà nước về việc được bổ sung vào thực phẩm nào cũng như hàm lượng cho phép.
Kết luận
Phẩm màu Caramel là một loại phụ gia thực phẩm phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, việc sử dụng phẩm màu này cần tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Tóm lại, phẩm màu Caramel là một phụ gia thực phẩm hữu ích và an toàn nếu được sử dụng đúng cách. Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm từ các nhà sản xuất uy tín và tuân thủ hướng dẫn sử dụng của cơ quan chức năng. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn duy trì chất lượng và sự hấp dẫn của sản phẩm thực phẩm.
Mua màu caramel E150 chỗ nào thì uy tín
Vậy mua ở đâu là uy tín và đảm bảo chất lượng? Ở Việt Nam, phẩm màu Caramel đang được phân phối trực tiếp tại Công ty TNHH Vitachem Ingredients (lầu 4, tòa nhà T.T.M Building – số 12 đường Số 1, Cư xá Đô Thành, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), cam kết về nguồn gốc và chất lượng với giá thành cạnh tranh, chiết khấu từ 10-40% so với giá thị trường và giao hàng nhanh chóng. Tham khảo sản phẩm tại đây.
Mọi sự góp ý và thắc mắc về thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline (+84)28 2211 2040 (T2-T7 giờ hành chính)
Zalo (+84) 977 183 639/ (+84) 912 908 040/ (+84) 916 318 040
Email: sales1@vitachem.com.vn
Fanpage Vitachem: https://www.facebook.com/vitachem.vn
Để đội ngũ nhân viên tư vấn và chăm sóc khách hàng của Vitachem Ingredients có thể cung cấp thông tin và phục vụ quý khách tốt nhất. Cảm ơn quý khách đã quan tâm thông tin bài viết của chúng tôi.
Tại sao chọn Vitachem
– Truy cập trực tiếp vào nhiều loại sản phẩm chất lượng cao từ các nhà sản xuất nguyên liệu hàng đầu thế giới.
– Hướng dẫn tùy chỉnh để đảm bảo hoạt động sản xuất liền lạc
– Các khái niệm và công thức sẵn sàng đưa ra thị trường, giảm thời gian phát triển sản phẩm
– Đón đầu các xu hướng mới nhất về đổi mới sản phẩm
– Đội ngũ kỹ thuật chuyên gia sẵn sàng chuyển dữ liệu thành thông tin chi tiết hữu ích
– Đội ngũ bán hàng tận tâm hỗ trợ từng bước
– Phòng R&D tại TPHCM được trang bị để giải quyết mọi thách thức về công thức hoặc xử lý vấn đề gặp phải.
– Dịch vụ khách hàng xuất sắc thông qua trò chuyện trực tiếp, các kênh điện thoại và fanpage Vitachem.
Tài liệu tham khảo
- Han, J. (2019, December 19). What is Caramel Color (E150) in food: Uses, Safety, Side effects. FOODADDITIVES.
- Vollmuth, T. A. (2018). Caramel color safety – An update. Food and Chemical Toxicology: An International Journal Published for the British Industrial Biological Research Association, 111, 578–596.
- EFSA Panel on Food Additives and Nutrient Sources added to Food (ANS). (2011). Scientific Opinion on the re‐evaluation of caramel colours (E 150 a,b,c,d) as food additives. EFSA Journal, 9(3).
- How is Caramel Color Made? (2020, January 1). Givaudan Sense Colour